Bạn có biết rằng, tắm trong mùa đông là một việc đã khó khăn khi gồng mình chống lại cái buốt, giá khi nhiệt độ xuống thấp, nó lại còn nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng nếu bạn không biết tắm đúng cách. Bạn cần chú ý 5 thời điểm không nên tắm trong mùa đông lạnh dưới đây để đảm bảo có một sức khỏe thật tốt nhé!
- Bình tắm nóng lạnh Ferroli có tốt không
- Bình nóng lạnh trực tiếp hãng nào tốt nhất
- Mua bình nóng lạnh Ferroli 20l ở Hà Nội
1. Không nên tắm sau khi vừa ăn no hoặc lúc đói
Nhiều người cho rằng tắm vào mùa đông lạnh ngay sau khi ăn nó xong sẽ tạo thêm năng lượng để giữ ấm được cơ thể. Nhưng thực tế bạn có biết tắm ngay sau khi ăn no sẽ khiến cho dạ dày tiêu hóa chậm chạp hơn hoặc sẽ bị trì hoãn vì lúc này, máu sẽ di chuyển tới da và các bộ phận khác. Đặc biệt vào những lúc thời tiết cực lạnh thì lượng máu chuyển xuống dạ dày lại càng bị hạn chế. Việc này diễn ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày dẫn đến bệnh đau bao tử, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Không nên tắm lúc ăn no (Ảnh minh họa)
Ngược lại, nếu bạn mang cái bụng đói đi tắm sẽ dễ khiến bạn bị tụt huyết áp. Khi đó, cộng thêm việc lúc tắm, lưu lượng máu tuần hoàn sẽ đổ dồn để cung cấp lớp biểu bì dưới da làm cho huyết áp của bạn lúc này càng thấp hơn. Cộng cả việc huyết áp đã thấp khi đói lại do quá trình tắm nữa sẽ gây nguy hiểm. Huyết áp hạ thấp sẽ khiến khả năng dẫn oxi lên não giảm và khiến bạn xỉu đi hoặc gây ra những tai nạn như bỏng nước do tắm với bình nóng lạnh…
Các bạn sĩ khuyên bạn, khoảng thời gian hợp lý để đi tắm là trong vòng 1 giờ sau khi ăn. Bởi vì nếu tắm trước đó, phần thức ăn trong khoang bụng vẫn chưa kịp tiêu hóa hết. Trong trường hợp các bạn thật sự vội thì nên ăn nhẹ nhàng và ăn những thực phẩm dễ tiêu hoa, khi đó, bạn chỉ cần nghỉ ngơi một lúc khoảng 30 phút là có thể đi tắm an toàn.
2. Không nên tắm lúc khuya
Việc tắm vào nửa đêm, đặc biệt là vào mùa đông sẽ khiến bạn gặp phải các nguy cơ về tai biến, đột quỵ và tử vọng đối với người già, người yếu về sức khỏe. Nếu là người khỏe mạnh thường xuyên tắm muộn vào đêm khuya sẽ dễ mắc phải các chứng bệnh như đau đầu, mỏi vai gáy, lâu dần cũng sẽ có nguy cơ cao về tai biến.
Tại sao tắm khuya lại nguy hiểm đến vậy. Theo các chuyên gia về sức khỏe thì càng về đêm, nhiệt độ xuống thấp trong khi đó cơ thể sau một ngày làm việc sẽ muốn ngừng nghỉ. Nếu bạn tắm quá khuya, sự chênh lệch nhiệt độ diễn ra càng lớn giữa cơ thể người và không khí bên ngoài. Trong khi đó, các cơ quan trong cơ thể đã quá mệt mỏi để điều hòa cân bằng nhiệt độ sẽ khiến bạn dễ bị cảm lạnh, trúng gió.
Vì thế, vào mùa động, các bạn nên tránh thời điểm tắm khuya, nhất là sau 8 giờ tối. Tốt nhất các bạn nên tranh thủ tắm vào đầu giờ chiều, khi mà nhiệt độ đang đặt ngưỡng cao nhất. Hoặc nếu không, bạn chỉ cần dùng khăn ấm và lau sạch cho cơ thể để dễ ngủ. Các bạn nên lưu ý không nên tắm nước quá nóng. Nhiệt độ nước vừa phải nhất là đạt 44 độ C.
3. Không nên tắm khi đang sốt
Khi cơ thể bị ốm sốt vào mùa đông, thân nhiệt sẽ rất cao thường từ 39 đến 40 độ tạo nên khoảng chênh lệch rất lớn với nhiệt độ ở ngoài trời thường dưới 20 độ C, thậm chí còn có những lúc dưới 10 độ C. Khi bạn đi tắm, nhiệt độ lớp biểu bì da sẽ tăng lên nhanh chóng cộng thêm việc cơ thể cần một nguồn năng lượng lớn để bù đắp vào nhiệt lượng tiêu thụ. Đồng thời, cơ thể bạn lúc ốm sẽ bị mất nước và vô cùng mệt mỏi. Nếu bạn đi tắm sẽ gây nguy cơ đột quỵ rất cao.
Nếu bạn đang ốm sốt và đổ mồ hôi, việc làm lúc này là hãy chuẩn bị một chậu nước ấm và sử dụng khăn chườm và lau nhẹ toàn bộ cơ thể. Việc làm này sẽ giúp bạn dễ chịu hơn và cũng là một cách giúp nhiệt độ của cơ thể giảm xuống.
Không nên tắm khi ốm (Ảnh minh họa)
4. Không nên tắm khi vừa vận động mạnh
Để chống chọi với cái lạnh của mùa động, nhiều người đã nghĩ ra cách làm nóng cơ thể trước khi tắm. Tuy nhiên, việc vận động nhẹ nhàng để cơ thể sinh nhiệt là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu bạn tập Gym hoặc vận động mạnh đến mức cơ thể đổ mồ hôi thì tắm ngay lại gây ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe. Các nguy cơ về sức khỏe có thể xảy ra khi bạn tắm ngay khi vận động mạnh là gây tình trạng đau tim, choáng váng và ngất xỉu.
Do vậy, nếu muốn làm nóng cơ thể trước khi tắm, cách thứ nhất là bạn nên vận động nhẹ nhàng. Nếu bạn vận động thể thao mạnh thì cần có thời gian là 20 phút để thân nhiệt của cơ thể dần trở về ổn định. Khi đó bạn tắm nước nóng, đặc biệt là xả nước từ vòi tắm sen kết nối với bình nóng lạnh gián tiếp thì thật là sảng khoái và thư giãn tối đa.
Không nên tắm khi vận động (Ảnh minh họa)
5. Không nên tắm khi vừa say rượu bia
Tuyệt đối không được hiểu là uống cốc rượu hay cốc bia vào mùa đông để làm ấm cơ thể trước khi tắm. Bởi rượu bia là chất men kích thích sẽ khiến bạn say xỉn và dễ gặp tai nạn khi tắm, nhất là khi vào mùa đông, tắm với nước nóng. Việc tắm nước nóng khi uống rượu sẽ khiến nhiệt độ trong cơ thể tăng do rượu bia không được thoát ra khiến tình trạng buồn nôn, chóng mặt, đau đầu. Không những thế, khi nước nóng còn khiến các mạch máu giãn ra dẫn đến tình trạng suy tim, đột quỵ, ngã tai nạn gãy chân tay, chấn thương não trong lúc tắm.
Ở một khía cạnh khác, rượu bia còn gây ức chế hoạt động của gan. Lúc này chức năng giải phòng Glycogen trong gan bị ngăn cản. Tình trạng này trở nên nghiêm trọng khi bạn đi tắm. Lúc này, toàn thân sẽ cảm giác bủn rủn, mệt mỏi, không đứng vững. Nguy hiểm hơn lượng đường huyết trong cơ thể bị giảm và dẫn tới hôn mê sâu, thậm chí là tử vong.
Có thể thấy sự nguy hiểm đến nhường nào khi các bạn tắm không đúng thời điểm. Vì thế để đảm bảo có một cơ thể sạch sẽ và một sức khỏe tốt, các bạn nên chú ý 5 thời điểm không nên tắm trong mùa đông lạnh. Sức khỏe là vốn quý, vì vậy, các bạn không nên chủ quan coi thường sức khỏe để rước về những nguy hại cho bản thân mình.